Follow us:
  • By admin
  • 30/06/2021
  • No Comments

COVID-19 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỚI VIỆC ĐÀO TẠO NGÔN NGỮ

Do tác động của dịch COVID-19, nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang trải qua giai đoạn khó khăn và chưa thể dự đoán diễn biến tiếp theo. Đặc biệt trong lĩnh vực XKLĐ, nhiều doanh nghiệp phải đàm phán lại hoặc chậm lịch, công tác tuyển sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Việc đào tạo ngôn ngữ trước xuất cảnh cũng là một thách thức lớn khi học viên không thể tham gia những giờ học trực tiếp mà thay vào đó là những giờ học trực tuyến.

Thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ về phòng chống dịch, hiện nay đa số các công ty XKLĐ và các trung tâm ngoại ngữ áp dụng hình thức học trực tuyến. Học trực tuyến là một giải pháp của giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo với những ưu điểm như: Để tham gia lớp học trực tuyến cần có một mức độ thành thạo nhất định về công nghệ, học viên có thể tham gia giờ học ở bất kỳ nơi nào nếu có thiết bị được kết nối, rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian, sự tự ý thức và động lực v.v…Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những khó khăn đòi hỏi học viên phải đối mặt và vượt qua. Đối với việc học trực tuyến, một kết nối internet đáng tin cậy là chìa khóa. Tình trạng kết nối mạng kém ở một số nơi hay sự cố mất điện ảnh hưởng đến việc tham gia bài giảng cũng như chất lượng thông tin được truyền đến. Ngoài ra những vấn đề như công việc gia đình, động lực để tự hoàn thành nhiệm vụ, duy trì tham gia và tiến bộ v.v… cũng là những đòi hỏi với hình thức đào tạo này.

 

TTS Vilaco học online trong giai đoạn dịch vẫn đảm bảo tiến độ đòa tạo (Ảnh: Vilaco)
TTS Vilaco học online trong giai đoạn dịch, vẫn đảm bảo tiến độ đào tạo (Ảnh: Vilaco)

Trước khi đại dịch COVID – 19 xuất hiện NLĐ sau quá trình phỏng vấn với công ty tiếp nhận sẽ được đào tạo ngôn ngữ trong vòng 6 đến 8 tháng tùy thuộc yêu cầu về năng lực ngôn ngữ và thời gian xuất cảnh từ phía khách hàng. Tuy nhiên do diễn biến phức tạp của dịch ở trong nước cũng như tại các quốc gia tiếp nhận nên dự kiến xuất cảnh đều có một chút chậm trễ so với dự kiến. Đặc biệt là Nhật Bản, một thị trường đã và đang hứa hẹn tiềm năng lớn của ngành XKLĐ Việt Nam. Nhật Bản là nước được biết đến với những nguyên tắc, kỉ luật và yêu cầu khắt khe với người lao động. Do đó việc đào tạo ngôn ngữ, văn hóa cho nguồn nhân lực cung cấp đến thị trường này là một vấn đề then chốt. Với hình thức đào tạo trực tuyến, thời gian đào tạo kéo dài sẽ làm cho học viên có tâm lý chán nản, xao động. Tuy nhiên chính những khó khăn này sẽ là cơ hội để học viên có thể rèn luyện, chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang ngôn ngữ cho con đường tương lai.

Hi vọng dịch bệnh sớm ổn định để TTS có thể quay trở lại học ở trường (Ảnh: lớp học Vilaco)
Hi vọng dịch bệnh sớm ổn định để TTS có thể quay trở lại học ở trường (Ảnh: lớp học Vilaco)

Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp và chính qua sự học hỏi, trau dồi bản thân sẽ tạo cho chúng ta nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống. Mục đích của xuất khẩu lao động không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền nhất định mà là vốn kiến thức mà chúng ta học hỏi và phát triển bản thân trong tương lai. Covid làm đảo lộn mọi thứ nhưng cũng chính là cơ hội để thử thách chính mình.

Người Việt Nam có câu : “Lửa thử vàng gian nan thử sức”. Và đây chính là lúc cần sự quyết tâm của mỗi cá nhân hơn bao giờ hết.