NHIỀU THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NĂM 2021
Đại dịch COVID-19 đã khiến lĩnh vực xuất khẩu lao động rơi vào hoàn cảnh điêu đứng. Năm 2020 dù đặt mục tiêu đưa 130 nghìn lao động đi nhưng chỉ đạt hơn 70 nghìn người. Bước sang năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, mục tiêu đưa 90 nghìn lao động ra nước ngoài làm việc vẫn chỉ là kỳ vọng.
Năm 2021, Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu đưa 90 nghìn lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Đây là con số khiêm tốn sau kết quả 5 năm liền (trước năm 2020) số lao động ra nước ngoài làm việc của Việt Nam luôn vượt trên con số 100 nghìn người. Thậm chí, cao nhất vào năm 2019, số lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc lên tới 136 nghìn người.
Tuy vậy đại dịch COVID-19 đã khiến lĩnh vực xuất khẩu lao động rơi vào hoàn cảnh điêu đứng. Năm 2020 dù đặt mục tiêu đưa 130 nghìn lao động đi nhưng chỉ đạt hơn 70 nghìn người. Bước sang năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, mục tiêu đưa 90 nghìn lao động ra nước ngoài làm việc vẫn chỉ là kỳ vọng.
Người lao động chỉ biết chờ đợi
Theo bài phỏng vấn đăng trên báo Công an Nhân dân đăng ngày 25/2/2021 về trường hợp của anh Vũ Quang Vinh. Để hoàn thiện thủ tục đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, gia đình anh Vũ Quang Vinh (Kim Bảng, Hà Nam) đã phải vay Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 100 triệu đồng. Theo lịch của công ty, anh Vinh sẽ được xuất cảnh vào giữa tháng 12- 2020, tuy nhiên vì lý do dịch COVID-19 mà lịch bay đã hoãn lại. Giờ đã là cuối tháng 2-2021 nhưng anh Vinh cũng không biết chính xác lúc nào thì có thể xuất cảnh bởi dịch COVID-19 không những diễn biến phức tạp bên phía Nhật Bản mà tại Việt Nam làn sóng dịch cũng đang bùng phát.
Anh Vinh thở dài thở dài, bố mẹ làm nông nghiệp, cuộc sống hết sức khó khăn. Học xong THPT, thi không đỗ đại học, mong muốn có cuộc sống khá hơn nên anh đã đi làm ngay, tuy nhiên nhận thấy lao động tự do rất bấp bênh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài hiện nay nên gia đình quyết định vay mượn cho anh đi lao động có thời hạn ở Nhật Bản với nghề xây dựng.
“Để tham gia được vào đơn hàng này, tôi đã vượt qua các vòng thi tay nghề, thi tiếng. Gia đình tôi phải vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mới đủ kinh phí. Mọi thứ đã sẵn sàng, tuy nhiên ngày bay thì vẫn chưa biết đến khi nào… Gia đình tôi rất sốt ruột vì chưa thể đi được, mà tiền lãi ngân hàng thì vẫn phải trả”, anh Vinh chia sẻ.
Cũng trong cảnh chỉ biết ngồi nhà chờ đợi, chị Nguyễn Thị Huyền, (TT Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội) cho biết, hai vợ chồng anh chị cùng đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, sau 3 năm về nước, anh chị đã sửa chữa được ngôi nhà, đồng thời còn có thêm chút vốn để ổn định cuộc sống. Với mong muốn tích cóp thêm vốn để phát triển kinh tế, chị Huyền quyết định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thêm một thời gian nữa.
“Đã vượt qua kỳ thi tay nghề cho một đơn hàng may cho thị trường Nhật Bản, thời gian học tiếng cũng đã xong từ cuối tháng 11/2020. Theo lịch thì lẽ ra bây giờ tôi đã đang làm việc ở Nhật Bản rồi. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 mà phải lùi lại, chưa biết khi nào mới xuất cảnh được. Cũng may là chi phí do vợ chồng tích cóp được từ chuyến đi Đài Loan trước, nếu phải đi vay lãi thì sẽ rất vất vả”, chị Huyền cho hay.
Theo con số của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), kế hoạch năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, đặc biệt là ở các thị trường truyền thống tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… nên tổng kết năm 2020 chỉ đạt 60,5% kế hoạch. Một số thị trường lao động xuất cảnh chính gồm: Nhật Bản 38.891 lao động (15.900 nữ), Đài Loan 34.573 lao động (12.452 nữ), Hàn Quốc 1.309 lao động (44 nữ)… Tuy nhiên số lượng này tập trung chủ yếu vào 3 tháng đầu năm 2020, khi dịch bệnh chưa bùng phát mạnh.
Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ- TB&XH), việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng từ phía bạn và chính sách biên giới từ các nước này. Chẳng hạn như thị trường Nhật Bản do một số doanh nghiệp vẫn có nhu cầu, cuối năm 2020 khi dịch tạm thời lắng xuống, một số lao động đã được nhập cảnh.
Tuy nhiên hiện nay, phía Nhật Bản đang ban bố tình trạng khẩn cấp ở một số vùng trọng điểm có sân bay quốc tế, nên việc đưa lao động vào thị trường này lại tiếp tục phải dừng lại. Hay như thị trường Đài Loan, do chính sách kiểm soát dịch bệnh tốt nên vùng lãnh thổ này vẫn tiếp nhận lao động Việt Nam. Dù không còn nhiều như trước nhưng mỗi tháng vẫn đưa được vài nghìn lao động vào. Do đó, việc đưa được lao động đi hay không phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và chính sách biên giới của nước bạn.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đặng Sĩ Dũng cho biết, hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19, sau ngành hàng không và khách sạn, du lịch. Do tác động của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp của nước tiếp nhận phải điều chỉnh quy mô hoạt động, thu hẹp và sản xuất, cắt giảm số lượng lao động đang làm việc cũng như giảm hoặc hủy bỏ nhu cầu tiếp nhận lao động mới từ nước ngoài.
“Bên cạnh thực hiện kế hoạch được Chính phủ và Bộ LĐ-TB&XH giao đưa 90 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định. Vấn đề cần quan tâm trước mắt là tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn tiến phức tạp tại các quốc gia/vùng lãnh thổ này”, ông Dũng cho biết.
Thực tập sinh của Vilaco luôn lạc quan dù khó khăn do đại dịch COVID-19
Nhìn ở góc độ tích cực, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động, cho rằng, dù khó khăn do tình hình chung, song lại là “giai đoạn vàng” để tạo nguồn lao động, giúp người lao động có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi các thị trường lao động khơi thông trở lại.
“Mỗi lao động khi muốn đi làm tại các thị trường lao động chất lượng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hay các nước Trung Đông đều phải qua quá trình đào tạo hơn 6 tháng. Sau đào tạo còn phải chờ đợi đơn hàng từ doanh nghiệp ở nước bạn rồi mới đưa được lao động xuất cảnh. Thế nên việc đào tạo cũng cần được tiến hành từ bây giờ, để khi tình hình dịch bệnh ổn định sẵn sàng có đủ nguồn lao động xuất cảnh. Do đó, người lao động có nhu cầu chủ động học nghề, ngoại ngữ để có đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia dự thi và trúng tuyển vào các đơn hàng đòi hỏi chất lượng cao”, ông Quỳnh nói.
Theo lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, dù khởi động khó khăn do tình hình chung, nhưng vẫn xác định tập trung cho công tác XKLĐ. Thời điểm hiện nay tuy khó khăn để lao động xuất cảnh, song lại là “giai đoạn vàng” để tạo nguồn lao động, giúp người lao động có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi các thị trường lao động khơi thông trở lại.
Bởi theo tính toán, mỗi lao động khi muốn đi làm tại các thị trường lao động chất lượng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hay các nước Trung Đông đều phải qua quá trình đào tạo hơn 6 tháng. Ngoài ra, sau đào tạo còn phải chờ đợi đơn hàng từ doanh nghiệp ở nước bạn rồi mới đưa được lao động xuất cảnh. Thế nên việc đào tạo cũng cần được tiến hành từ bây giờ, để khi tình hình dịch bệnh ổn định sẵn sàng có đủ nguồn lao động xuất cảnh.
Do đó, các địa phương cần tuyên truyền để tạo nguồn, đồng thời hướng dẫn người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu chủ động học nghề, ngoại ngữ để có đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia dự thi và trúng tuyển vào các đơn hàng đòi hỏi chất lượng cao. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp XKLĐ đến các địa phương phối hợp tuyển dụng và đào tạo lao động phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.