Toàn cảnh cần biết về “Lao động ngoài nước”
Những điều cần biết trước khi đi học và làm việc tại nước ngoài
Mức thu nhập hấp dẫn ở các môi trường quốc tế đang thuyết phục nhiều bạn trẻ lựa chọn xuất khẩu lao động, mở ra chương mới cho chính mình và gia đình. Để hỗ trợ các bạn tìm hiểu thông tin chính thống, tin cậy, đảm bảo đúng đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong suốt thời gian học tập ở Việt Nam và chuẩn bị sang làm việc tại nước bạn, bài viết này của Vilaco Group sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan và cập nhật về các chính sách, quy định cùng một số lưu ý quan trọng cần nắm được để đảm bảo an toàn và các quyền lợi hợp pháp của bạn.
Hiểu đúng về các bên tham gia học tâp và làm việc tại nước ngoài
Ai là người học và làm việc tại nước ngoài?
Để đi học và làm việc tại nước ngoài, bạn chỉ cần là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi. Hiện không có quy định độ tuổi tối đa, tuy nhiên, một số ngành nghề tại thị trường Nhật – Đức sẽ ưu tiên nhóm độ tuổi từ 18-35 tuổi.
Với nhóm lao động đi làm việc tại nước ngoài, Nhà nước Việt Nam đã đề ra các chính sách tập trung nâng cao chuyên môn, bảo vệ quyền lợi và tận dụng nguồn nhân lực này khi về nước. Cụ thể:
- Tạo ra chính sách đặc thù thu hút và phát triển đối với lao động kỹ thuật cao và các ngành nghề Việt Nam có lợi thế.
- Cam kết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và các bên liên quan, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm phát triển thị trường mới, an toàn với thu nhập cao cho người lao động.
- Chú trọng đến việc đảm bảo bình đẳng giới, không phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng và đào tạo.
- Triển khai các biện pháp thiết thực để hỗ trợ người lao động hòa nhập khi trở về nước.
Đơn vị dịch vụ là gì?
Đơn vị dịch vụ là các công ty được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các đơn vị phải có trụ sở làm việc, số điện thoại công khai trên website chính thức của công ty, cán bộ tuyển sinh phải có hợp đồng chính thức với đơn vị dịch vụ (viết chi tiết phần thông tin này)
Tính tới tháng 01/2024 theo Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (DOLAB), có 445 doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, trong đó Giấy phép về Hộ lý tại thị trường Nhật Bản có 130 doanh nghiệp được cấp phép, về kỹ năng Đặc định có 219 doanh nghiệp được cấp phép. Để được cấp phép, doanh nghiệp cần có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng; có trụ sở làm việc ổn định, có cơ sở vật chất đảm bảo; có người đại diện theo pháp luật và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn. Đặc biệt, các doanh nghiệp này cần phải duy trì khoản ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng để chi trả trong trường hợp công ty không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với người xuất khẩu lao động.
Đơn vị dịch vụ sẽ tìm kiếm và kết nối bạn với nhà tuyển dụng nước ngoài có uy tín; tổ chức đào tạo ngôn ngữ nước bạn (đào tạo tiếng) và nghề trong nước để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định/hợp đồng; hỗ trợ bạn làm các thủ tục với cơ quan quản lý, bao gồm visa xuất cảnh sang nước bạn; giám sát người sử dụng lao động và đứng ra bảo vệ quyền lợi của bạn trong suốt thời gian làm việc. Ví dụ với Vilaco, các tư vấn viên sẽ là người đồng hành các bạn xuyên suốt các quá trình này, hỗ trợ lên đến 42 loại giấy tờ theo yêu cầu của nước sở tại và sẵn sàng giải đáp, xử lý vấn đề ngay cả khi bạn gặp các rủi ro ở nước bạn.
Người sử dụng lao động được định nghĩa như thế nào?
Người sử dụng lao động ở nước ngoài là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Hình thức hợp tác phổ biến nhất hiện nay là các công ty phái cử ký hợp đồng với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động ở nước ngoài, phối hợp đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo nhu cầu thực tế của các đơn vị này.
Bên cạnh đó, còn một số hình thức xuất khẩu lao động khác như:
- Người lao động ký hợp đồng với đơn vị sự nghiệp (cơ quan hành chính của nhà nước) để đi làm việc tại nước ngoài theo thỏa thuận quốc tế.
- Người lao động ký hợp đồng với Doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc đào tạo, nâng cao trình độ tại nước ngoài.
- Người lao động Việt Nam trực tiếp ký hợp đồng với Doanh nghiệp nước ngoài.
Khi đi làm việc tại nước ngoài, bạn sẽ được pháp luật bảo vệ và hỗ trợ như thế nào?
Khung pháp lý
Công nhận và khuyến khích nguyện vọng chính đáng của các cá nhân muốn làm việc tại nước ngoài, Nhà nước Việt Nam tạo khung pháp lý rõ ràng để bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của nhóm công dân này. Theo đó, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 (từ đây gọi tắt là Luật Lao động ngoài nước).
Luật này ra đời nhằm:
(1) đảm bảo hoạt động của người lao động Việt Nam ở nước ngoài tuân thủ luật pháp Việt Nam, luật pháp nước sở tại và các công ước quốc tế;
(2) tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng và quy định cơ chế bảo vệ, hỗ trợ người lao động Việt Nam kịp thời, đồng thời phòng ngừa các rủi ro;
(3) quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp chịu trách nhiệm xuất khẩu lao động để bảo vệ người lao động.
Hiểu đơn giản, Luật Lao động ngoài nước có nhiệm vụ thúc đẩy môi trường làm việc minh bạch hơn, đơn giản hoá các thủ tục, và tạo cơ chế bảo vệ bạn trước các rủi ro (như dịch bệnh hay suy thoái kinh tế…)
Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ
- Về tài chính, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho người Việt Nam đi xuất khẩu lao động. Cụ thể, nếu gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, huyện nghèo, hoặc bạn là con thương binh, liệt sĩ, người dân tộc thiểu số… có thể vay Ngân hàng Chính sách Xã hội 100% chi phí, tối đa 100 triệu đồng với lãi suất chỉ 6.6%/năm, trong thời gian tương đương thời gian làm việc tại nước ngoài. Riêng những bạn thuộc hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo sẽ được vay vốn với mức lãi suất 3,3%/năm. Ngoài ra, một số địa phương như các tỉnh Khánh Hoà, Long An, Bình Thuận còn ban hành chính sách riêng, hỗ trợ vốn cho lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Đối tượng vay vốn có thể mở rộng tới các bạn thanh niên chưa có việc làm ổn định, các bạn đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an… Điều kiện để được hỗ trợ là bạn đã hoàn thành ký kết hợp đồng với Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (từ đây gọi là doanh nghiệp phái cử). Theo bà Lưu Thị Ngọc Túy – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vilaco, với sự hỗ trợ của các công ty phái cử, thời gian xét duyệt các hồ sơ vay vốn thường chỉ trong vòng 1 tuần. Tỉ lệ chấp thuận vay vốn của Vilaco gần như là tuyệt đối. (diễn đạt lại: hồ sơ vay vốn của Vilaco được ngân hàng chấp thuận …)
- Tính tới cuối năm 2024, Việt Nam đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 78 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường Xuất khẩu lao động trọng điểm: Nhật , Đài Loan, Đức, Mỹ, Malaysia…(Bổ sung năm hợp tác đưa người lao động của các nước này). Nếu đi làm việc tại những quốc gia này, bạn sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong quá trình làm việc.
- Trong quá trình làm việc, nếu xảy ra tranh chấp với doanh nghiệp, Quỹ Hỗ trợ Việc làm Ngoài nước sẽ hỗ trợ bạn một phần chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí, chỗ ở tạm thời… Nếu không may phải về nước trước thời hạn hợp đồng, Quỹ hỗ trợ bạn từ 7-20 triệu đồng để thu xếp công việc sau khi về nước.
Cần lưu ý gì khi lựa chọn công ty phái cử?
Lựa chọn công ty phái cử uy tín quyết định 90% thành công của bạn khi đi xuất khẩu lao động. Chi phí cao không đi cùng chất lượng. Nhiều doanh nghiệp có mức phí hợp lý dựa trên vị thế trong đàm phán quốc tế và uy tín của doanh nghiệp.
Để tìm được công ty phái cử phù hợp, bạn nên bắt đầu bằng việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: tìm hiểu từ các website uy tín, đọc kỹ các đánh giá và bình luận từ cộng đồng các bạn đang và đã đi lao động nước ngoài. Đặc biệt nên tham khảo ý kiến của các anh chị đang trực tiếp làm việc tại đất nước bạn muốn đi để nghe những chia sẻ thực tế về chất lượng dịch vụ của công ty phái cử. Các thông tin bạn cần tham khảo có thể bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn ở đây) là chất lượng và hiệu quả của các chương trình dạy tiếng, các khoản phí thu công khai và có bị phát sinh sau đó không, công ty đó có nhiều đơn hàng như bạn mong muốn không, công ty đó chuyên đưa người lao động đi trong lĩnh vực nào, công việc có đúng với thông tin được tư vấn không…
Sau khi được nghe tư vấn từ các anh chị, bạn (và gia đình) cần phải tự mình tới trụ sở của công ty để trực tiếp trao đổi và đặt câu hỏi cho những vấn đề cần được làm rõ, tham khảo chương trình học, lớp học và giáo viên, bảng phí và lộ trình đóng phí, hợp đồng mẫu để có thể cân nhắc và ra quyết định sáng suốt nhất của mình.
Một yếu tố quan trọng mà bạn cũng nên cân nhắc khi lựa chọn công ty xuất khẩu lao động là khả năng hỗ trợ kịp thời người lao động khi ở nước sở tại. Nhiều doanh nghiệp phái cử hiện nay đã mở văn phòng tại một số quốc gia trọng điểm và triển khai đội ngũ cán bộ thường trực, sẵn sàng hỗ trợ người lao động các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình làm việc.
Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) định kỳ có đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là một chỉ số tin cậy để đánh giá uy tín của công ty cho lựa chọn của bạn. Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nhận định, “đối với người lao động khi muốn tham gia chương trình đi làm việc tại nước ngoài, thông qua kết quả đánh giá xếp hạng này có thể nhận diện, lựa chọn được đâu là doanh nghiệp uy tín để gửi gắm trọn vẹn niềm tin và mong muốn của mình. Các doanh nghiệp thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử dành cho doanh nghiệp Xuất khẩu lao động (CoC-VN) là những doanh nghiệp chăm lo tốt hơn cho người lao động và họ cũng là những doanh nghiệp nỗ lực hết mình nhất chăm lo cho thương hiệu người lao động Việt Nam tại các thị trường tiếp nhận.”
Vilaco nhận chứng nhận VAMAS 5 sao
Tránh bị lừa đảo khi đi xuất khẩu lao động, nên hay không nên làm gì?
Hoạt động | Nên | Không nên |
---|---|---|
Kiểm tra thông tin doanh nghiệp | Đảm bảo công ty phái cử bạn lựa chọn được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài. Tra cứu tại đây. | |
Tìm hiểu thông tin trên mạng (website, fanpage) | • Truy cập link từ website chính thức công ty • Thông tin đơn hàng chi tiết, rõ ràng • Có địa chỉ văn phòng cụ thể (có thể kiểm chứng trên địa bàn) • Tương tác thường xuyên, chuyên nghiệp |
• Chỉ tư vấn qua inbox/comment • Không có địa chỉ văn phòng |
Đảm bảo uy tín tư vấn viên | • Tư vấn tại văn phòng Công ty • Có thẻ nhân viên công ty • Giải thích chi tiết quy trình, chi phí liên quan từng hạng mục • Không thúc ép ký kết/đặt cọc |
• Chỉ tư vấn online, • Không có văn phòng làm việc • Hứa hẹn “bao đậu” • Thúc giục đặt cọc gấp |
Thanh toán – chuyển tiền | • Xác minh tài khoản thông qua các kênh chính thức trước khi chuyển • Nhận thông tin về các đợt thanh toán • Chỉ chuyển khoản vào tài khoản công ty hoặc nộp trực tiếp tại văn phòng • Yêu cầu cung cấp biên lai/hợp đồng, có dấu Công ty và chữ ký người có thẩm quyền |
• Chuyển tiền cho cá nhân • Chuyển tiền trước khi xác minh • Đặt cọc khi chưa có hợp đồng được ký kết • Nộp tiền mặt cho cá nhân tại địa điểm không phải văn phòng |
Quyết định đi xuất khẩu lao động là một bước ngoặt quan trọng của tuổi trẻ. Chủ động tìm hiểu thông tin về các quy định pháp lý và đơn vị đồng hành của mình là bước chuẩn bị đầu tiên quyết định sự an toàn, khả năng học hỏi và tích lũy của bạn trong tương lai khoảng 3-5 năm, thậm chí lâu hơn của bạn. Thông qua bài viết này, Vilaco hi vọng bạn đã bước đầu hình dung về hoạt động làm việc tại nước ngoài và định hướng được các bước tiếp theo trên hành trình mở cửa ra thế giới.
Mời bạn tham khảo chi tiết quy trình các bước đi lao động nước ngoài để bắt đầu chuẩn bị cho hành trình xuất khẩu lao động!